.: TRANG NHÀ .: CHỦ ĐÍCH .: GIÚP ĐỠ .: HƯỚNG THIỆN .: LIÊN LẠC

Đỗ Vẫn Trọn

We arrived, five of us, from San Francisco to Vietnam on different planes but we met on the same day in Saigon . I barely got my luggage when I rushed to meet my group at The Society to Support the Poor. There, I met Nguyen Cong Chanh, Nguyen Thu Van, Le Tien Phuoc, and Lam Khen. We shook hands and gathered for the meeting. Our goal: to follow a group of surgeons to Pleiku and witness operations on 200 blind patients who suffer from cataracts.

That night, I couldn't sleep. The entire night, I kept thinking: “My people are so unfortunate.” The poor, the handicapped, the starving -- how many are deprived of normal life in Vietnam ? So many lead such painful existences, with their future under a dark cloud.

Much is deprived for the blind. The world for them is not, “a world of beautiful color and images,” as the poets put it.

In Saigon , life is a constant excitement. The city is full of motorcycles, a celebration of noise. There are rich folks who are becoming richer; and there are poor people whose livelihood is worsened. A boy selling lottery tickets sang a sad song. I walked along the street thinking of my lost youth, and I smiled to myself. Tomorrow, early morning, we're going to a very distant town, Pleiku, my hometown.

The airplane was very old but we got to Pleiku, a mountainous region. The town, surrounded by a forest, was veiled in fog. There was a familiar green color here that I always hold and cherish in my memories, the green of nature, of Pleiku.

All of us drove out to a little town called Phu Bon. On the way, we listened to the doctors' stories. A few have been working for four decades, other a few years. All will tell you that each time they operate it's an emotional experience. To the blind, they are saints who literally restore sight. What they do seem like miracles to the uneducated rural population here, who believe that the gods took away their sight. They could not believe that someday they could see again their beloved Se San waterfall, which they hear roaring down from the Gia Ly Mountain.

Two hundred operations in Gia Lai province were performed among a population of 1,385 who suffered from cataract blindness. Our organization paid for 1,000 cases to be performed. It takes around 15 minutes for each operation for the patient's life to change radically.

Those who were operated upon started to cry when they began to see again. Their happiness is indescribable. After so many years of not being able to see, now they could. They all wept. Even the doctors were teary-eyed. Ms. Van and Mr. Le, two people who joined me on this particular trip, couldn't hold it back and they began to weep. Mr. Lam too spoke in a choked up voice. “I want to help pay for more operations. How unfortunate these people are.” Mr. Chanh Nguyen saw me struggle with my own emotions and he said, “Come on. Let it out,” and I grabbed and hugged him and we both cried. I felt intense happiness for those who got to see again. I thought of our motto -- “Providing the Source of Light” -- and thought, “How true, what we do.” But I felt that those who helped were just as happy as those who were being helped.

Since then, six months have passed, and our charity, “The Vietnamese Association for the Blind in Vietnam ,” was founded in Northern California . It began with many of my close friends who gave money. Some gave a few hundred dollars. Others gave ten thousand. We all want to “Provide the Source of Light” to the remaining 350,000 Vietnamese in Vietnam who suffer from cataracts that are operable.

Our aim is $1.1 million. We will work with The Society to Support the Poor in the hopes of reaching those who suffer from cataracts but don't have access to health care and are too poor to pay for their own operations. We aim to go to poor towns and provinces like Tuy Hoa, Quang Ngai, Quang Tri, Hue , and Phan Rang, then eventually the entire country. We hope to achieve this goal in five years. We hope to find people who share our hope.

On the way back to the United States , we all felt a sense of melancholia. We thought of those who spoke to us after their operation. “I've been blind for 30 years.” “The first person I saw is the doctor, the man who helped save my life.” “For a long time I want to see the faces of my wife and children, my loved ones. I never knew what they looked like.” “I want to thank all Vietnamese living abroad for their kindness, for saving me and those like me. I want to thank you. I want to cry, cry really long, because I feel so much happiness.”

Those who suffer blindness lead very tragic lives. Many are poor and lie in darkness. They have courage to go on, but many committed suicide. Among those 200 cases that we witnessed, there were one-year-olds, seven-year-olds, beautiful teenagers, and old ladies near death but who wanted to see those they love before they die.

When I write about this, I feel I am so small. I think of the people who suffer blindness in Vietnam and am resolved to follow through with our promise to help them.

Please help us help those who suffer and who deserve our help.

Đoàn chúng tôi năm người từ San Francisco đến Việt Nam trên những chuyến bay khác nhau để cùng hẹn; ngày 23 tháng 02, 2004 có mặt tại Sài Gòn.

Không kịp thu gọn hành lý, tôi đến ngay điểm hẹn: Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo. Nơi đó, anh chị Nguyễn Công Chánh - Nguyễn Thu Vân, Lê Tiến Phước, Lâm Khện đã có mặt. Tay bắt mặt mừng, chúng tôi vào ngay buổi họp. Phác họa một chương trình làm việc để sáng sớm cùng đoàn bác sĩ nhãn khoa lên Pleiku phẫu thuật cho 200 người mù bị đục thủy tinh thể.

Cả đêm đó, tôi không ngủ được. Suốt mười mấy giờ bay lòng tôi miên man suy nghĩ. "Dân tộc tôi, đồng bào tôi, sao có nhiều người bất hạnh". Bóng tối _ tật nguyền _ nghèo đói đã cướp lấy sự sống hằng bao người. Sáu trăm ngàn người mù, một con số thật bàng hoàng. Khát vọng của con người. Sự sống của con người cầm bằng chuỗi ngày đau thương. Tương lai của họ là áng mây buồn thảm. Mỗi con người là một số phận. Mỗi kiếp người phải nhận chịu oan khiên tàn nhẫn. Bóng đêm của sự mù lòa đã cướp lấy phần đời của họ. Họ sống trong tĩnh lặng, trong tiếng gió hòa nhịp để nghe nỗi buồn vang vang. Thế giới không là màu xanh như họ nghĩ. Thế giới không là một "vạn vật hữu tình". Con họ là ai? Vợ họ là ai? Chỉ là một bóng mờ hư ảo.

Đêm Sài Gòn vẫn là một nhịp sống, cái nắng gay gắt ban ngày nhường lại cho một thành phố thăng hoa. Con người trở dậy với đời sống hiện hữu. Tiếng xe chạy, tiếng còi rền vang, mỗi góc phố là một biểu tượng của sự tưng bừng. Người giàu, giàu thêm. Người nghèo, ngày càng khốn khó. Miếng ăn, manh áo che đậy trong từng trạng thái, trong từng cung cách sống. Một em bé bán vé số lang thang trên vỉa hè vẫn ngẩng mặt, nghêu ngao bài hát, nâng niu những đồng tiền kiếm được. Nhưng cũng có những người giàu sống trong từng đêm ác mộng. Phương cách nào đi chăng nữa thì họ vẫn sống, vẫn thản nhiên với diễn trình của cuộc đời. Tôi thả bộ trên những con đường mang theo ký ức của hồn thanh niên thất lạc, mà mỗi nơi chốn, tôi chọn một hoài niệm để tự an ủi mình bằng một nụ cười rất vu vơ. Tôi biết, sáng mai, chúng tôi, với một hồn xuân thanh thản tìm kiếm một điều gì rất cần thiết giải bày như tấm lòng người viễn xứ đoái hoài khi xa quê mà Nguyễn Du đã cảm tác:

"Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm".

Chúng tôi đến phi trường Cù Hanh lúc 8 giờ sáng. Nỗi thoáng lo trên chuyến bay cũ kỹ đã tan biến, vụt hiện trong chúng tôi. Pleiku, một màu xanh của núi rừng bạt ngàn, không khí se lạnh, màn sương còn bao trùm cả thành phố. Bài hát "Còn Một Chút Gì Để Nhớ " của Phạm Duy mà Vũ Hữu Định tài hoa tạo nên vầng thơ trác tuyệt đã tô điểm cho những người trong đoàn một cảm tình. Một thứ tình cảm rất thân quen của người dân phố núi đắm chìm trong tôi từng kỷ niệm. Cái màu xanh duy nhất mà tôi ôm ấp, gìn giữ. Thành phố của tôi đó, thành phố "đi dăm phút trở về chốn cũ", khiến người viễn khách phải gợi lòng sầu cảm.

Cả đoàn chúng tôi hướng ngay đến Phú Bổn, một huyện lỵ nhỏ gần Buôn Mê Thuột. Hơn hai giờ ngồi xe, chúng tôi được nghe nhiều mẩu chuyện của những vị bác sĩ kể. Có người đã hành nghề trên bốn mươi năm, ba mươi năm. Có người mới bước vào nghề mấy năm. Mỗi ca mổ mắt của họ là một câu chuyện thật xúc động. Họ thật sự là những thần linh đem đến cho người mù một ánh sáng kỳ diệu, ánh sáng của tình người mà người dân tộc ở đây không thể hiểu. Họ cứ tưởng thần linh đã buộc họ hiến dâng đôi mắt, khiến họ mù lòa. Họ không tin có được lại ánh sáng để nhìn thấy giòng Sê San tình tự vận hành theo mực nước tràn ngập reo hò trên ngọn thác Gia Ly chảy xiết.

Hai trăm ca mổ đầu tiên của tỉnh Gia Lai, trong số 1385 người mù sẽ được phẫu thuật mà Hội chúng tôi đóng góp 1.000 ca. Từng bệnh nhân được mổ mắt, từng bệnh nhân được bừng sáng sau bao nhiêu năm khép nhòa ánh sáng. Nước mắt họ chảy dài. Họ sung sướng trong niềm xúc cảm vô tận. Những vị thầy thuốc ngấn lệ, chúng tôi cũng rưng rưng giọt lệ theo niềm vui của họ. Nguyễn Thu Vân, Lê Tiến Phước không cầm giữ được xúc động đã òa khóc như đứa trẻ. Lâm Khện giọng nghẹn ngào, "Tôi muốn đóng góp nhiều hơn nữa, tội nghiệp họ quá". Nguyễn Công Chánh khích lệ tôi bằng những thân tình, "Em vất vả lắm rồi, ráng lên" Tôi ôm chặt anh Chánh, chúng tôi cùng ôm chặt lấy nhau như bày tỏ niềm sung sướng tràn đầy. Thật thấm thía câu nói, "Khơi Nguồn Ánh Sáng" cho người mù, họ sẽ rất hạnh phúc, nhưng chúng ta, thật sự an vui hơn cả họ". Cũng vì thế mà từ 6 tháng qua, nhóm hướng thiện của "Hội Giúp Người Mù" đã vận động thành lập. Khởi đầu là những người bạn thân thiết với nhau để cùng góp công, góp của, trong một ý hướng tốt đẹp là cùng nhau "Khơi Nguồn Ánh Sáng" cho 600 ngàn người mù tại Việt Nam mà trong đó có 350 ngàn người mù bị đục thủy tinh thể.

Đặt số tiền "một triệu một trăm ngàn mỹ kim" làm tiêu chỉ, chúng tôi sẽ góp cùng Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo, với hy vọng sẽ phẫu thuật nhanh chóng đến tất cả người mù nghèo bị đục thủy tinh thể tại Việt Nam mà hoàn toàn không có khả năng tài chánh chữa trị. Dự định của chúng tôi là, "Khơi Nguồn Ánh Sáng" cho người dân ở những tỉnh nghèo như Bình Định, Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Huế, Phan Rang, Phan Thiết, các tỉnh miền Tây...rồi cả nước. Tâm nguyện là làm sao trong vòng 5 năm trên đất nước Việt Nam sẽ không còn những người mù. Để làm được điều này, Hội chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Mong rằng, những người có lòng sẽ cùng ý hướng với chúng tôi.

Trên chuyến bay trở về Mỹ, chúng tôi vẫn còn mang nặng một nỗi buồn. Nhớ những lời tâm sự của bệnh nhân, "Tôi đã mù trên 30 năm, lúc sáng mắt, người đầu tiên tôi nhìn thấy là vị bác sĩ, người cứu giúp chúng tôi. Từ lâu, tôi vẫn muốn trông thấy mặt vợ tôi, con tôi, người thân tôi. Mặt mũi họ ra sao, tôi chưa từng thấy. Xin được cảm ơn những tấm lòng, xin được cảm ơn những người Việt ở hải ngoại đã cứu lấy chúng tôi. Tôi muốn khóc, khóc thật lớn, khóc thật nhiều trong niềm vui hôm nay."
Cảnh đời của người mù thật bi thương. Cuộc sống của họ là tật nguyền, là bóng tối, là đói, rách. Họ can đảm sống từng ngày, nhưng cũng có nhiều người không chịu nổi nên đã tự vẫn. Trong số 200 người được sáng mắt mà chúng tôi chứng kiến: có những em bé lên ba, lên bảy, có những thiếu nữ xinh đẹp và những cụ già sắp trút hơi thở, nhưng vẫn ao ước được nhìn thấy người thân trước khi lìa đời.

Viết những điều này, tôi thấy mình thật nhỏ bé, tôi thấy lòng quặn đau. Chúng tôi quyết tâm theo đuổi mục đích hướng thiện tới cùng để đồng bào ruột thịt của chúng ta, để hàng trăm ngàn người mù được "Khơi Nguồn Ánh Sáng".

Xin mọi người hãy cùng chúng tôi cứu lấy những kẻ bất hạnh, những người đáng thương này.

Đỗ Vẫn Trọn

CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG THỊÊN

:: Phiếu đóng góp
Hội Giúp Người Mù / USA khẩn thiết kêu gọi quý vị "Khơi Nguồn Ánh Sáng"

2003 - 2005
:: Khơi Nguồn Ánh Sáng
Chương trình "Khơi Nguồn Ánh Sáng" cho 350 ngàn người mù nghèo bị đục thủy tinh thể tại Việt Nam.

01. 2005
:: Cứu Trợ Sóng Thần
Đêm quyên góp cho nạn nhân Sóng Thần vùng Đông Nam Á với American Red Cross.

2000
:: Thắp Nến Nguyện Cầu
Đêm thắp nến cho những nạn nhân của cuộc khủng bố 9/11/2000 tại New York.

1999
:: Hướng Về Miền Tây
Quyên góp cho nạn lụt tại miền Tây Việt Nam.

1998
:: Hướng Về Miền Trung
Quyên góp cho nạn lụt tại miền Trung Việt Nam.

Copyright © 2003-2005 All Rights Reserved, Designed by anstudio.net