“NHỮNG NGỌN NÚI” ĐĂ BĂNG HÀ

Đỗ Vẫn Trọn

 

  

 

 

 

 

 

 

Nhà văn Mai Thảo

(1927-1998)

 

Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ

(1930 – 2011)

 

Nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương

(1929-1991)

     

      

Tôi có ba người anh thân thiết.

Nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương ra đi ngày 22 tháng 8 năm 1991, tiếp đó là nhà văn Mai Thảo vào ngày 10 tháng 1 năm 1998, và bây giờ là Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, giă từ cơi đời lúc 3 giờ sáng thứ Bảy ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại Mă Lai.

Ở mỗi người là một cá tính, một góc trời riêng biệt. Nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương - tài hoa về âm nhạc. Nhà văn Mai Thảo - ngôi sao bắc đẩu của Văn Học. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ - chính khách lỗi lạc. Ba người đều có nét hao hao giống, dáng gầy, cao, trưởng thượng. Cả ba rất thân với nhau từ thuở nhỏ cho đến lúc thành danh.

Tôi vinh dự được biết Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ qua nhà văn Mai Thảo. Một lần ngồi với anh Mai Thảo và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ cùng với nhiều anh em khác. Tiệc đang vui th́ có một anh hơi lớn tiếng. Anh Mai Thảo quát lên: “Tôi chơi với ông Kỳ từ lúc ông c̣n đương thời. Anh im đi! nơi này không phải là chỗ của anh…”. Rồi anh Mai Thảo đứng lên chào ông Kỳ. Tướng Kỳ nói: “Anh đi th́ tôi phải về….”. Nghĩa cử của Tướng Kỳ làm tôi kính phục. Từ đó, tôi gần gũi Tướng Kỳ hơn.     

Thời trẻ, có rất nhiều người mơ ước được mang cánh đại bàng bay lượn khắp không trung. H́nh ảnh hào hùng, đẹp trai, lịch lăm của Tướng Kỳ làm bao nhiêu người ngưỡng mộ. Bao nhiêu cô gái muốn được làm người t́nh của những chàng phi công. Niềm hănh diện của Không Quân cũng khởi đi từ đó.

Tướng Kỳ đă để lại nhiều điều cho lịch sử mà người thương, người ghét không thể nào phủ nhận. Công lớn của ông là quyết định chọn ngày 19 tháng 6 là Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, ông cho đúc những pho tượng người lính Việt Nam Cộng Ḥa đặt tại công viên ở Sài G̣n và khắp miền Nam… Tướng Kỳ đưa nhiều gia đ́nh không quân và bạn hữu về Quận Cam lập nghiệp để khu phố Bolsa dần dần có nhiều người về sinh sống, trở thành Thủ Phủ của người Việt ở hải ngoại.

Năm 2004, ông về Việt Nam. Trước khi đi, ông tâm sự thật nhiều. Tôi hỏi: Thiếu Tướng về như vậy, nhỡ có điều dị nghị th́ sao? Ông trả lời: Không c̣n cách nào khác. Chúng ta phải đối diện. Phải cho người Cộng Sản thấy được sự sai trái của họ. Ḷng dân là trên cả. Bước vào con đường chông gai này, nhiều khi bị cào cấu chảy máu nhưng phải chấp nhận thôi.

Quả thật vậy, sau đó đă có những tiếng không tốt về ông. Nhưng ở một khía cạnh khác, ít người hiểu ông đă dám dấn thân, dám đặt nguyện vọng của người dân lên trên danh dự của ḿnh. Ông đă thẳng thắn đề nghị với chính quyền Cộng Sản giữ lại Nghĩa trang Quân Đội, tạo quyền lợi cho thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa, thay đổi Lá cờ đỏ sao vàng thành Lá cờ dân tộc. Ông yêu cầu đem lại sự tự do cần thiết cho tôn giáo, cho người dân. Phải có tinh thần như người Mỹ trong cuộc nội chiến trước đây. Tiếc thay, những đề nghị của ông không được chính quyền Cộng Sản chấp thuận, nên sự hiểu lầm về ông càng nhiều.

Những ngày qua, trên một số diễn đàn đă có những lời lẽ xúc phạm ông. Tôi nghĩ: Chết là hết. Xin quư vị hăy để ông thanh thản ra đi.

Tối qua, tôi như người mất hồn. Nh́n di ảnh của Tướng Kỳ, giọng nói nghẹn ngào của chị Lê Hoàng Kim, của Nguyễn Cao Kỳ Duyên, tôi không ngăn nổi ḍng lệ chảy. Tôi uống những giọt rượu ân t́nh mà ông đă dành cho tôi. Tôi kể cho những người thân của Tướng Kỳ về nỗi cô đơn của ông khi ở Việt Nam. Có một buổi sáng, tôi đón ông ở khách sạn Sheraton Sài G̣n rồi cùng nhau bước bộ đi ăn phở. Dọc đường, một người xe ôm đứng nghiêm chào ông. Tướng Kỳ chào lại. Tôi nh́n thấy giọt nước mắt ông vừa chảy. Tôi hỏi: Thiếu Tướng buồn không? Ông đáp: Buồn lắm.

Tôi và ông bước đi trên con đường Tự Do đă đổi tên, ḷng xôn xao kỳ lạ. Ánh nắng sáng nay như sạm màu. Sài G̣n là của ông, là hồn nhiên của những thanh nữ khoe sắc tà áo dài trong buổi chiều lộng gió trên đường Tự Do, trên đại lộ Nguyễn Huệ, đại lộ Trần Hưng Đạo trong những lần duyệt binh ngày 19 tháng 6. Tôi thấy ở mỗi con đường, đâu đó có bóng dáng ông, có cánh quạt quay quay xè xè của chiếc trực thăng mà ông hay đáp xuống Phủ Tổng Thống mỗi trưa. Sài G̣n ngậm ngùi, ḷng ông ngậm ngùi, tôi bồi hồi nh́n lại sự chịu đựng phi thường của ông khi lưu lại Việt Nam.

Tôi gọi những người thân của ông, những anh em ở khắp nơi. Ai cũng thương tiếc ông. Tất cả đều để tang người thầy, người anh của ḿnh. Lúc này, như một sợi giây vô h́nh hay một sự thiêng liêng nào đó từ nơi ông đă khiến chúng tôi thương yêu nhiều hơn.

Thưa Thiếu Tướng, đúng ra em phải có mặt tại Mă Lai từ lúc Thiếu Tướng ra đi. Em thật có lỗi với Thiếu Tướng và gia đ́nh. Đến bây giờ, em vẫn chưa tin là Thiếu Tướng đă nằm xuống, đă yên nghĩ ngh́n thu. Em vẫn nhớ măi những lần đón Thiếu Tướng ở San Jose, ở Las Vegas, ở Hong Kong, ở BangKok, ở những buổi tối ngồi uống rượu bên nhau. Lúc nào em cũng giữ chai rượu Opus One mà Thiếu Tướng thích. Hà Dũng cũng vậy, Dũng rất đau ḷng khi nghe tin Thiếu Tướng ra đi.

Em biết rằng, nơi đó Thiếu Tướng sẽ gặp lại anh Mai Thảo, anh Phạm Đ́nh Chương và một số bạn hữu. Nhưng từ đây, em đă mất thêm một người anh, ḷng em rưng rưng một nỗi buồn. Em muốn ôm giữ di ảnh Thiếu Tướng vào ḷng. Vĩnh biệt Thiếu Tướng! Vĩnh biệt anh!

Đỗ Vẫn Trọn.