THIẾU TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ ĐĂ RA ĐI

Phạm B́nh Thường (Tổng hợp)

 

Nhiều đài truyền h́nh và báo chí thế giới đă đưa tin hàng đầu trong phần Breaking News như tờ báo South East Asia, Singapore Daily, MSNBC của Hoa Kỳ, Associated Press, CNN với bản tin toàn thế giới……

Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đă mệnh chung lúc 3 giờ sáng thứ 7 ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại bệnh viện Kuala Lumpur, Malaysia-giờ Cali là 12 giờ trưa thứ 6 ngày 22 tháng 7 năm 2011, hưởng thọ 81 tuổi. Ông mất do căn bệnh rối loạn hệ thống hô hấp. Trước đó, ông rất khỏe mạnh và thường đi đánh goft ở nhiều nước.

Ông sinh ngày 8 tháng 9 năm 1930 tại thị xă Sơn Tây.Thân phụ của ông là nhà  giáo Nguyễn Cao Hiếu, sinh được bốn người con: 3 gái 1 trai. Tướng Nguyễn Cao Kỳ là ngưới con thứ ba và là con trai duy nhất. Ông nội là Nguyễn Cao Côn làm chức thương tá tỉnh vụ tỉnh Sơn Tây. Thuở nhỏ, tướng Nguyễn Cao Kỳ sống ở phố Hữu Lợi, thị xă Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay là số nhà 51 phố Ngô Quyền, phường Ngô Quyền, thị xă Sơn Tây, Hà Nội. Ông học rất giỏi, nhưng lại ngỗ nghịch. Khi học ở Sơn Tây hết lớp 4 th́ được gia đ́nh đưa về Hà Nội vào học ở trường Bưởi, sau đổi tên  là trường trung học Chu Văn An. Tướng Nguyễn Cao Kỳ có 3 người vợ và 6 người con: Người vợ đầu tiên là người Pháp, ông kết hôn khi thụ huấn không quân ở Maroc-Bắc Phi, sinh được 5 người con: Nguyễn Cao Thắng, Nguyễn Cao Trí, Nguyễn Cao Vân, Nguyễn Cao Đạt, Nguyễn Cao Tuấn. Năm 1962 th́ li dị. Người vợ thứ hai là bà Đặng Tuyết Mai, tiếp viên hàng không của hăng Air Việt Nam và là hoa khôi của Đà Lạt. Hai người chỉ có một người con gái duy nhất là Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Năm 1989, th́ ông và bà Tuyết Mai li dị. Người vợ thứ ba là bà Lê Hoàng Kim Nicole, kề cận với ông cho đến nay.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ từng là Tư Lệnh Không Quân - Thủ Tướng, và là Phó Tổng Thống VNCH. Ông được mô tả là người có tư tưởng chng Cng quyết liệt. Ông từng hô hào Nam Kỳ- Bắc Tiến. Thời đó, nếu quyết định này được chính phủ VNCH chấp thuận th́ vận mệnh đất nươc sẽ có sự thay đổi như thế nào?

Ông giữ chức vụ Thủ Tướng ở tuổi 36 được xem như là vị Thủ Tướng trẻ nhất của thế giới thời đó. Lúc đó luật pháp Việt Nam quy định chức vụ Thủ Tướng phải trên độ tuổi này, chính luật sư Đinh Thành Châu, hiện ở San Jose là một trong những người soạn thảo lại bộ luật này để tướng Kỳ hội đủ tiêu chuẩn nắm giữ chức vụ Thủ Tướng ở tuổi 36. Tướng Nguyễn Cao Kỳ tính bộc trực, người thân ông hay gọi ông là tính phổi ḅ, là tướng Cao Bồi. Thời gian đương quyền ông tuy ngang tàng, nhưng rất thẳng thắn. Ông rất trong sạch, nổi tiếng là người quyết tâm chống tham nhũng và gian thương đầu cơ chiến tranh. Ông đe dọa sẽ bắn bỏ những thương gia thao túng thị trường lúa gạo trong nước. Một thương gia bị kết án tử h́nh vào tháng 3 năm 1966 v́ đầu cơ chiến tranh. Trong phiên toà này có sự tham dự của Tướng Nguyễn Cao Kỳ.Thời điểm đó, miền Nam VN không có Quốc Hội, lời nói của tướng Kỳ chính là luật. Mặt khác, tướng Kỳ rất văn nghệ và t́nh nghĩa với đồng đội. Tướng Kỳ đă tha thứ cho nhiều “anh hùng hảo hớn” và khiến họ trở về con đường chánh đạo. Thời trẻ, tướng Kỳ rất thích hát. Giọng của ông ấm và trầm, lúc đó ông nghĩ, ông thành một ca sĩ chớ không phải là một chính khách. Hai người bạn thân thiết nhất của ông là cố nhà văn Mai Thảo và cố nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương. Tướng Kỳ lúc đương quyền, thỉnh thoảng vẫn hay hát trong phủ Tổng Thống và câu lạc bộ không quân. Một điều nữa ở tướng Kỳ là ông được kể như một tay chơi thượng hạng–lịch lăm ở những bộ quần áo thời trang. Có một dạo rằm tháng tám ông thuê một chiếc máy bay của hăng Air Việt Nam rồi sơn lên hàng chữ Trương Vô Kỵ-Triệu Minh để đưa bà Đặng Tuyết Mai lên không trung ăn bánh trung thu ngắm chị Hằng.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ tham gia Quân đội Quốc gia Việt Nam năm 1952 và được đưa vào huấn luyện tại Trường sĩ quan trừ bị khoá I ở Nam Định. Sau đó, Tướng Nguyễn Cao Kỳ được chọn đi thụ huấn tại trường không quân Marrakech tại Maroc-Bắc Phi.

Sau Hiệp định Genève 1954, ông ở lại miền Nam tham gia Quân lực Việt Nam Cộng ḥa. Trong không quân, ông tiến nhanh từ chức vụ phi đoàn trưởng vận tải lên tới chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt. Ông được qua Hoa Kỳ một thời gian để theo học trường chỉ huy tham mưu không quân ở Alabama và khi trở về nước đă thăng cấp mau chóng cùng với nhu cầu phát triển của không quân Viêt Nam Cộng Ḥa. Ông  trở thành một trong những phi công xuât sắc và sĩ quan chỉ huy đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng hoà.

Khi đảo chính 1963 bùng nổ, ông đứng về lực lượng đảo chính, nắm quyền chỉ huy không quân, tạo áp lực buộc lực lượng trung thành với Tổng  Thống Ngô Đ́nh Diệm phải đầu hàng.

Sau cuộc đảo chính, tướng Nguyễn Cao Kỳ thăng chức nhanh chóng. Ông trở thành Tư lệnh không quân, cấp bậc Thiếu tướng và là Ủy viên của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Tư cách Ủy viên Hội đồng tiếp tục là cơ hội để ông  bước tiến mới về chính trị, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ bị buộc phải từ chức và tuyên bố trao quyền lại cho quân nhân. Tướng Kỳ được xem là thủ lănh của các tướng trẻ. Khi Hội đồng Quân nhân thành lập th́ vị trí của ông càng được sáng rực, trong khi đó Đại tướng Nguyễn Khánh, kiêm Bộ trưởng Quốc pḥng, Tổng Tham mưu trưởng-Quốc trưởng bị nhiều thành phần chống đối. Ngoài những cuộc biểu t́nh phản đối của dân chúng, chính phủ c̣n phải đối phó với âm mưu đảo chính do hai tướng Dương Văn Đức cùng Lâm Văn Phát nổi dậy từ tháng 9, 1964 và của Đại tá Phạm Ngọc Thảo nhen nhúng từ Tháng Hai, 1965.

Tướng Nguyễn Khánh buộc phải từ chức thủ tướng sau khi giữ ghế này chưa được một năm. Do đó, tướng Dương Văn Minhtướng Trần Thiện Khiêm cũng thất thế theo. Sau đó, chính phủ của bác sĩ Phan Huy Quát được thành lập nhưng chỉ  được 3 tháng. Lúc này, Tướng Kỳ c̣n nắm giữ chức vụ Bộ Trưởng Thanh Niên. Tướng  Nguyễn Cao Kỳ qua sự đề cử của Hội đồng Quân nhân trở thành Thủ Tướng, trên pháp lư là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương.

Chính ông là người ra quyết định cứng rắn, chặn đứng cuộc đấu tranh của Phật giáo ủng hộ mặt trận giải phóng miền Nam và mưu toan ly khai của tướng Nguyễn Chánh Thi miền Trung năm 1965. Một thời gian ngắn sau đó, vào năm 1966, tướng Nguyễn Chánh Thi bị bắt rời Việt Nam và sống lưu vong tại Hoa Kỳ.

Tướng Kỳ nổi bật ở giai đoạn năm 1964-1965 v́ tính cách độc lập của ông và vai tṛ của không quân trong sự tranh chấp của các tướng lănh đưa tới những cuộc đảo chánh liên tiếp. Chính thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là người đă quyết định chọn ngày 19 tháng 6 là ngày kỷ niệm Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

Năm 1967, tướng Nguyễn Cao Kỳ cùng với tướng Nguyễn Văn Thiệu ứng cử và ông đắc cử Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng ḥa nhiệm kỳ 1967-1971. Trong hồi kư cũng như qua phỏng vấn một số cựu sĩ quan cao cấp VNCH. Ban đầu tướng Kỳ giành được nhiều tín nhiệm trong giới quân nhân hơn tướng Nguyễn Văn Thiệu. Và tướng Kỳ là người nhiều khả năng nhất được đề cử trở thành vị đại diện duy nhất của quân đội tham gia bầu cử với vai tṛ ứng viên Tổng thống. Sự ủng hộ từ hàng ngũ các tỉnh trưởng dành cho ông cũng vượt trội so với sự hậu thuẫn mà tướng Nguyễn Văn Thiệu có được. Tuy nhiên, đă có sự thay đổi vào giờ chót khi tướng Nguyễn Văn Thiệu được hậu thuẫn của những thế lực chính trị khác như từ phía lănh đạo Công giáo miền Nam, v́ tướng Nguyễn Văn Thiệu là tín hữu Công giáo. Mặc khác là sự ủng hộ của chính quyền Hoa Kỳ đă làm tướng Nguyễn Cao Kỳ chấp nhận tham gia liên danh tranh cử Thiệu-Kỳ với vai ứng viên Phó Tổng thống. Lúc đó, tướng Kỳ tuyên bố: khi việc bầu cử chưa được rơ ràng th́ tôi trở về làm lại tư lệnh không quân như cũ!"  Nhưng nhiều nguồn tin từ các vị tướng lănh cho biết, và mới đây bản tin của AP cũng tiết lộ, lúc đó v́ tướng Kỳ muốn nêu cao tinh thần đoàn kết của quân đội nên đă nhân nhượng tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống trong một nhiệm kỳ. Cũng v́ điều này mà báo chí Mỹ gọi tướng Kỳ là “tay chơi cự phách”, là News Maker-người tạo ra tin tức.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ là người đưa ra sáng kiến và quyết định lập những pho tượng lính Việt Nam Cộng Ḥa ở Sài G̣n và khắp miền Nam.

Từ năm 1968 trở đi là giai đoạn ông bị gạt ra ảnh hưởng các vị trí quan trọng trong chính quyền, dần chuyển sang vị thế đối lập với nhóm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Năm 1971, tướng Kỳ không tham gia ứng cử Tổng Thống. Ông cho rằng đó là một tṛ hề chính trị. Càng ngày ông càng tỏ ra bất đồng chính kiến với chính phủ, với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông có những lời lẽ gay gắt chỉ trích Tổng Thống Thiệu.

Trong cuôc bầu cử năm 1971 chỉ có một liên danh duy nhất là ông Nguyễn Văn Thiệu và ông Trần Văn Hương.  Tướng  Dương Văn Minhngười mới trở lại Việt Nam sau vài năm lưu vong, mới đầu có ư định ra tranh cử nhưng sau đó tuyên bố rút lui.

Tháng 2 năm 1975, khi cộng sản tiến chiến Ban Mê Thuộc, Tổng Thống Thiệu đưa ra kế hoạch bỏ Cao Nguyên, mở đường máu tỉnh lộ 7, dời quân đoàn 2 chiến thuật từ Pleiku về Nha Trang. Miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị thất thế. Trong bối cảnh đó, tướng Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao quyền chỉ huy quân đội cho ông. Tướng Kỳ tuyên bố tử thủ. Tại cuộc họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, tướng Kỳ đă muốn bắt giam trung tướng Đặng Văn Quang lúc đó là cố vấn tối cao quân sự của Tổng Thống Thiệu (Tướng Quang cũng vừa mới qua đời vào ngày 15 tháng 7 năm 2011 tại Sacramento, hưởng thọ 82 tuổi), nhưng tướng Quang trốn thoát được. Tướng Kỳ cho rằng sự yếu kém về lănh đạo quân sự sẽ dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam. Trong khi đó, th́ nhiều tỉnh đă rơi vào tay cộng sản. Chính phủ Mỹ bỏ rơi miền Nam hoàn toàn. Tướng Kỳ dù có ḷng nhưng không có sức đành phải bỏ cuộc. Giờ chót, tướng Nguyễn Cao Kỳ đă rời khỏi Sài G̣n bằng máy bay trực thăng ra tàu USS Blue Ridge của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu. Trong chuyến đi này có cả tướng Ngô Quang Trưởng.

Những năm đầu lưu vong tại Mỹ tướng Kỳ sống ở Westminter, California. Cũng từ đó,ông đă đưa nhiều gia đ́nh không quân về Quận Cam sinh sống là lập nghiệp, dần dần người Việt về đó sinh sống đông đúc trở thành thủ phủ của người tị nạn tại hải ngoại. Ông có một tiệm rượu và vợ ông, bà Đặng Tuyết Mai có một tiệm quần áo thời trang trong Westminter Mall, California. Sự kinh doanh của ông không thành đạt lắm. Sau khi chuyện gia đ́nh của ông đổ vỡ th́ ông qua sống tại Louisiana một thời gian rồi qua sống tại Bangkok, Thái lan. Chính khoảng thời gian này th́ ông với bà Lê Hoàng Kim Nicole chính thức sống với nhau. Bà Kim có những dự án lớn đưa những công ty quốc tế tại Mỹ, tại Singapore vào làm ăn tại Việt Nam. Mỗi lần bà Kim đi về Việt Nam th́ tướng Kỳ chờ tại Bangkok hoặc Hongkong. Lúc đó, mỗi lần tướng Kỳ nhập cảnh một nước nào rất khó khăn v́ ông không chịu vào quốc tịch Mỹ. Măi đến năm 2003 khi có ư định về Việt Nam th́ ông mới nhập quốc tịch Mỹ để có passport. Năm 2004, ông về Việt Nam gây sửng sốt trong dư luận và có một số người chống đối ông. Họ cho rằng ông đă thỏa hiệp với cộng sản. Tất cả những dự án làm ăn ở Việt Nam điều do vợ ông chủ động, ông chỉ là người tạo uy thế cho bà Kim mà thôi.

Từ khi ông về Việt Nam có những lời không tốt về ông, nhưng ở một khía cạnh khác ông là người thẳng thắn dám đối diện chỉ trích chế độ cộng sản trước mặt hàng ngũ cao cấp cộng sản. Ông đă yêu cầu chính quyền cộng sản phải giữ lại nghĩa trang quân đội của Việt Nam Cộng Ḥa, thay đổi lá cờ đỏ sao vàng để chỉ có một màu cờ duy nhất là cờ dân tộc. Ông đă đưa ra những yêu cầu với chính quyền cộng sản Việt Nam về số phận của những thương binh VNCH. Tiếc thay, những điều tướng Kỳ yêu cầu chính quyền cộng sản Viêt Nam đă không thể làm và v́ thế nhiều người đă nghĩ không tốt về tướng Kỳ khi ông về Viêt Nam.

Từ năm 2008, tướng Nguyễn Cao Kỳ ở tại Mă Lai nhiều hơn, v́ thời kỳ ông làm Thủ Tướng VNCH th́ chính phủ Mă Lai đă phong vị cho ông là Bá Tước ( Seri Maharaja Mangku Negara Tun), đó là một niềm vinh dự lớn cho ông, nhưng trước đây ông không thấy tầm quan trọng. Sau năm 2007, ông qua Mă Lai th́ chính phủ Mă Lai vẫn tiếp đón ông nồng hậu và chức vụ Bá Tước vẫn c̣n giá trị. Họ c̣n cấp nhà và xe để tướng Kỳ ở và đi lại. Chính v́ vậy mà khi có dấu hiệu bị bệnh ông đă điều trị tại bênh viện Mă Lai.

Những ngày qua, có nhiều nguồn tin đăng tải trên báo chí là hài cốt của tướng Kỳ sẽ được con gái là Nguyễn Cao Kỳ Duyên đưa về Việt Nam mai táng. Sự thật không phải vậy. Linh cửu của tướng Kỳ được đặt tại nhà quàn:

Nirvana Memorial Centre

No. 1, Jalan 1/116A

Off Jalan Sungai Besi

57100 Kuala Lumpur

Và sẽ hỏa táng vào thứ năm ngày 28 tháng 7 năm 2011, giờ Mă Lai. Sau đó, sẽ mang tro cốt về Mỹ để thờ.

Cái chết đột ngột của tướng Nguyễn Cao Kỳ làm nhiều người ngỡ ngàng, dù sau tướng Kỳ vẫn là một khuôn mặt lănh đạo trổi bật của miền Nam. Lịch sử đă chuyển đổi nhưng những khuôn mặt của lịch sừ th́ vẫn c̣n đó. Có những người đă im ỉm nằm xuống nhưng cũng c̣n nhiều người chờ dần với thời gian. Vẫn là một định luật sống c̣n. Đời người như bóng ngựa hồ qua kẽ cửa. Sống chết là lẽ thường t́nh của trời đất. Xin vĩnh biệt tướng Nguyễn Cao Kỳ. Vĩnh biệt ông.

Phạm B́nh Thường (Tổng Hợp)

 

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f0/VietnamkriegPersonen1966.jpg/220px-VietnamkriegPersonen1966.jpg

Tổng thống Lyndon Baines Johnson, Tướng William Westmoreland, Tướng Nguyễn Văn ThiệuTướng Nguyễn Cao Kỳ năm 1966

Nguyen Cao Ky 1967.jpg

Tướng Nguyễn Cao Kỳ năm 1967

 

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c0/Nguyen_Cao_Ky_with_Lyndon_Johnson_in_Hawaii_29-2599M.JPG/220px-Nguyen_Cao_Ky_with_Lyndon_Johnson_in_Hawaii_29-2599M.JPG

Kỳ nói chuyện với Lyndon Johnson tại Hawaii năm 1966

 

http://img.timeinc.net/time/magazine/archive/covers/1966/1101660218_400.jpg

 

 

http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/07/23/00nguyencaoky.jpg

 

Điếu văn của Kỳ Duyên đọc cho bố

Nguyễn Cao Kỳ  

   Kính Thưa chư vị cao tăng Phật Giáo.

   Kính thưa Ngài Đại diện Hoàng Gia và chính phủ Mă Lai

   Kính thưa toàn thể quan khách, những bạn bè của bố mẹ Kỳ Duyên, các chú các bác, thân bằng quyến thuộc và các bạn của KD.

   Trước hết KD rất nghẹn ngào gửi lời cám ơn đến tất cả quí vị đă đến phúng điếu, tiễn đưa và chia buồn với gia đ́nh chúng tôi. Trong lúc tang gia bối rối thế nào cũng có điều sơ xuất, xin quí vị hăy nịêm t́nh tha thứ cho.

   Sự có mặt của quí vị ở đây hôm nay, đường xá xa xôi diệu vợi, đă nói lên ḷng ưu ái của quí vị đối với bố chúng tôi thật tuyệt vời. Tôi tin chắc Linh hồn của bố tôi, quanh quẩn đâu đây , chắc đang mỉm cười nh́n quí vị!

   Bố ơi!

   Thế là bố đă ra đi vĩnh viễn thật rồi…! tự nhiên chúng con cảm thấy hụt hẫng, mất mát một điểm tựa tinh thần vô cùng quí giá. Lúc c̣n sống, tuy mấy bố con v́ hoàn cảnh nên mỗi người một phương, nhưng khi gập chuyện ǵ khó khăn th́ lại non dại chạy về với bố, và bố đă cho chúng con những lời khuyên nhủ thật xác đáng.

    Đôi khi hoang mang v́ thấy có một số người chống đối bố, chúng con hỏi, th́ bố giảng giải tường tận cho chúng con…và chúng con lại thấy rất hănh diện về lư tưởng, về ḷng yêu nước cũng như tinh thần khởi bước ḥa giải dân tộc của bố.

Giống như vừa được thêm nội lực, chúng con lại tự tin, và mạnh dạn đối diện với cuộc sống.

    Con thiết nghĩ, niềm tự hào và hănh diện về bố trong ḷng chúng con c̣n to lớn và quí giá hơn tất cả tiền bạc trên thế gian mà bố có thể để lại được cho tụi con.

    Bố đă dậy chúng con biết làm người, cho chúng con ngửng mặt lên hiên ngang với đời, chứ không phải âm thầm, tự ti mặc cảm v́ bố ḿnh. Bố nói : “muốn thực thi lư tưởng, ḿnh phải dũng cảm và vững tin ở ḿnh. Chấp nhận khó khăn và một vài chống đối của những người chưa hiểu ḿnh hay không đồng chí hướng. Và… lẽ dĩ nhiên là cô đơn rồi ! đó là cái giá ḿnh phải trả thôi! Nhưng khi có lư tưởng ḿnh sẽ không c̣n sợ ǵ nữa!”

    Bố đúng hay sai, sau này sử xanh sẽ phán xét. Chỉ biết rằng riêng chúng con, với tư cách khách quan là một công dân VN ( v́ chúng con đă đủ tuổi trưởng thành để biết xét đoán, và không thiên vị ) Chúng con thật tự hào, kiêu hănh và vinh hạnh được là con của bố!

   Ai cũng có những lỗi lầm trong đời sống cá nhân. Bố cũng không tránh khỏi. Tuy nhiên bố đă sống một đời đáng sống. Ngày đó, nếu muốn, Bố đă có thể trở thành Tổng Thống một cách thuận lợi. Nhưng bố đă từ chối, chỉ v́ muốn nêu cao tinh thần liêm khiết, và giữ t́nh đoàn kết của quân đội mà bố vẫn chủ trương.

      Người đời có thể chê bố quá thẳng thắn, ruột ngựa, không có thủ đoạn hay : “non jeu”. Nhưng không ai dám nói bố không yêu nước và với chúng con, như thế là đủ.

      Bố đă hoàn tất xứ mạng của ḿnh trên cơi tạm này rồi. Đă măn hạn kỳ, Xin bố hăy buông thả và thanh thản ra đi,  với ḷng b́nh an, với tâm tự toại...

   Từ nay âm dương cách trở rồi! bố ơi…Vĩnh biệt bố, chúng con rớt nước mắt trên  môi cười để đưa tiễn bố lần cuối cùng hôm nay, và cầu mong bố …thấy bóng Thiên Đường cuối Trời thênh thang.

Chúng con, Thắng, Trí, Đạt, Tuấn, Kỳ Vân, Kỳ Duyên và các cháu nội ngoại cùng khóc và thương tiếc  bố..

                                  .......Vĩnh biệt bố.